Kế toán doanh nghiệp

Đánh giá

Ngành kế toán doanh nghiệp Cao đẳng Quốc tế Hà Nội – HIC

Kế toán doanh nghiệp luôn là một trong những ngành cơ bản trong các ngành nghề Kinh tế nói chung. Nhu cầu việc làm ngành kế toán doanh nghiệp ngày càng cao, nhưng kéo theo đó các yêu cầu cũng ngày một khắt khe, mang tính cạnh tranh nhiều hơn. Điều này đòi hỏi bạn phải được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong một môi trường đào tạo chất lượng.

Là một trong các trường đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp hàng đầu của Thủ đô, trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội tự hào khi đào tạo thành công nhiều khóa sinh viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp có năng lực, đáp ứng tốt đầu ra, làm việc hiệu quả trong nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.

1. Tên và mã ngành kế toán doanh nghiệp

  • Tên ngành, nghề: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
  • Mã ngành, nghề: 6340302
  • Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT(tương đươngtrở lên)
  • Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)

Ngành kế toán doanh nghiệp Cao đẳng Quốc tế Hà Nội – HIC

Tuyển sinh ngành Kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội năm 2021 – 2022

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Kế toán doanh nghiệp cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao về nghề kế toán doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm, hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức cũng như các kỹ năng cơ bản để đạt được thành công trong công việc, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1 Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

– Kiến thức ngành kế toán doanh nghiệp

  • Sau khi được đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp, đảm bảo người học hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;
  • Vận dụng được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;
  • Vận dụng được tin học, ngoại ngữ vào thực hiện nghiệp vụ kế toán;
  • Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;
  • Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

– Kỹ năng của ngành kế toán doanh nghiệp

  • Lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
  • Sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
  • Tổ chức công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Lập báo cáo kế toán tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính,…và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
  • Sử dụng phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán như phần mềm kế toán misa, phần mềm hỗ trợ khai báo thuế HTKK.
  • Khai báo được các phần mềm ứng dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu trên máy tính phục vụ công việc.
  • Kiểm tra, đánh giá công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Kỹ năng cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
  • Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán doanh nghiệp
  • Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;
  • Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

2.2.2 Chính trị; Thể chất và Quốc phòng

– Chính trị, đạo đức:

  • Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
  • Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
  • Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
  • Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;
  • Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
  • Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

– Thể chất và quốc phòng:

  • Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, đền kinh, bóng chuyền;
  • Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
  • Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
  • Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

2.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng tìm và làm việc tại các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như:

  • Chuyên viên phụ trách kế toán: Kế toán kho, kế toán thuế, kế toán giá thành, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng,….
  • Kiểm toán viên, kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế.
  • Ngoài ra có thể làm việc tại một số hệ thống cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc: Nhân viên thu ngân, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên Marketing, nhân viên chăm sóc khách hàng.

3. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

  • Số lượng môn học, modul: 35
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 109 Tín chỉ
  • Khối lượng các môn học/modul toàn khóa: 2500
  • Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 690 giờ
  • Khối lượng các môn học, modul chuyên môn: 1810 giờ
  • Lý thuyết: 910 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm:1510 giờ; kiểm tra: 80 giờ
  • Thời gian khóa học: 2 năm (24 tháng)

4. Nội dung chương trình

Nội dung chương trình đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp tại Cao đẳng Quốc tế Hà Nội như sau:

Ngành kế toán doanh nghiệp Cao đẳng Quốc tế Hà Nội – HIC

Bảng nội dung chương trình đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp tại Cao đẳng HIC

– Thời gian phát hành hồ sơ và xét tuyển: từ 01/03/2021 đến 22/10/2021

– Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở 1: Đông Yên – Quốc Oai – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 01 Đường Trịnh Văn Bô – Phương Canh – Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Điện thoại: 0862 762 889 – 0866 097 689

ĐĂNG KÝ HỌC HIC NGAY!

    Bình luận Facebook

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *