Bạn có biết, kỹ năng lắng nghe quyết định đến 90% trong giao tiếp. Chính vậy, kỹ năng nghe trong giao tiếp luôn luôn được đề cao. Một người biết lắng nghe, phân tích, thấu hiểu và phản hồi thông minh sẽ thành công hơn, nhận được sự yêu thương, quý trọng từ nhiều người hơn.
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?
Lắng nghe là việc bạn chú ý tới vấn đề mà người nói đang truyền đạt để có được thông tin, hiểu, cảm nhận và tìm hiểu về vấn đề đó một cách sâu sắc hơn.
Từ khái niệm này, chúng ta phân biệt được giữa nghe và lắng nghe – vốn bị không ít người thường nhầm lẫn. Nếu như hành động nghe mang tính thụ động, thì lắng nghe là sự chủ động, chủ tâm. Bạn sẽ cần sự tập trung cao để hiểu trọn vẹn các vấn đề mà người nói đang truyền tải. Đồng thời có thể tương tác lại với người nói.
Cũng thông qua khái niệm kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, ta thấy rằng, đây là một kỹ năng rất quan trọng, và có thể nói là quan trọng nhất mà ai cũng cần có trong quá trình giao tiếp.
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là quan trọng, ai cũng cần có
Xem thêm: 100 Câu giao tiếp tiếng Hàn thông dụng kèm phiên âm chi tiết
Lợi ích của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Bạn là người biết lắng nghe, có kỹ năng lắng nghe tích cực, hiệu quả, thấu hiểu vấn đề. Điều đó sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong cuộc sống:
- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe giúp bạn tiếp nhận được đầy đủ thông tin. Vấn đề vì thế được giải quyết, đàm phán dễ dàng hơn. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu giúp vấn đề được thấu hiệu một cách kỹ càng.
- Lắng nghe trong giao tiếp là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đối tác của mình. Khi kỹ năng lắng nghe tích cực được phát huy, sẽ tạo không khí trao đổi thẳng thắn, cởi mở, giúp 2 bên hiểu nhau hơn.
- Lắng nghe, thấu hiểu và phản hồi một cách tích cực giúp bạn tạo được thiện cảm với đối phương.
- Khi lắng nghe, bạn sẽ rèn luyện được khả năng tập trung một cách tốt nhất.
- Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cũng là cách để bạn thể hiện mong muốn hợp tác của mình với đối phương.
Lắng nghe là sự tôn trọng, là để thấu hiểu, nắm bắt rõ thông tin, đi đến giải quyết vấn đề hiệu quả
Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả
Có một câu nói rất hay: “Nói là gieo, nghe là giặt”. Để lắng nghe tốt, chúng ta cần có quá trình rèn luyện chăm chỉ, tích cực. Để cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, hãy áp dụng một số “bí kíp” dưới đây:
Chăm chú lắng nghe
Khi trò chuyện, hãy tránh những thói quen xấu như: giả vờ lắng nghe, nghe qua loa,… Một người nói giỏi cũng là người lắng nghe giỏi. Và khi lắng nghe, bạn nên giao tiếp bằng mắt để thể hiện sự tôn trọng với người nói. Ngồi yên lắng nghe để tập trung đón nhận từng lời. Thi thoảng, bạn cũng nên gật đầu hoặc mỉm cười để ra dấu hiệu rằng bạn vẫn đang nghe.
Tôn trọng người nói
Một nguyên tắc không thể bỏ qua trong kỹ năng lắng nghe là tôn trọng người nói. Tôn trọng người nói, đặt mình vào vị trí của họ là việc rất cần thiết khi tương tác. Khi đó, bạn sẽ hiểu và tránh được những điều không nên như: sốt ruột, nôn nóng, ngắt lời,… Khi đối phương cảm thấy không được tôn trọng hay lắng nghe, họ sẽ không còn muốn chia sẻ nữa.
Lắng nghe cũng là cách bạn tôn trọng người đang nói
Xem thêm: Bí quyết học tiếng Trung hiệu quả của cô nàng sinh viên HIC
Giữ thái độ khách quan, không phán xét, áp đặt
Một người lắng nghe giỏi không phải là người chuyên phán xét, áp đặt người khác. Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng. Ở phương diện người nghe, bạn nên chú ý tiếp thu, tư tưởng cởi mở, hạn chế cái tôi. Học cách nhìn nhận vấn đề và trở thành người sâu sắc cũng rất quan trọng trong cuộc sống.
Thấu hiểu
Khi giao tiếp, không chỉ lắng nghe, bạn còn phải học cách thấu hiểu. Bởi không phải chuyện gì cũng có thể nói một cách trực tiếp, rõ ràng. Đôi khi, bạn cần sử dụng tư duy để tìm ra ẩn ý, ý nghĩa của các câu nói, cử chỉ,… Nếu không, cuộc nói chuyện sẽ nhanh chóng rơi vào tình cảnh mỗi người hiểu một ý. Và đương nhiên, câu chuyện khi đó đi xa đến đâu thì bạn có thể tưởng tượng ra rồi.
Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu đặc biệt quan trọng
Trao đổi, phản hồi
Một nguyên tắc nữa bạn cần học khi lắng nghe là trao đổi và phản hồi. Bạn không thể cứ để đối phương nói mãi mà bạn chỉ ngồi yên không tương tác gì. Lúc này, bạn cần tới kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp. Bạn cần trao đổi, phản hồi những thông tin nghe được, biết cách đặt câu hỏi để đối phương biết rằng bạn vẫn đang theo dõi câu chuyện, quan tâm tới điều họ nói.
Việc này cũng giúp cuộc trò chuyện phát triển xa hơn, nhiều thông tin hơn. Những cụm từ như “thật sao?”, “Đúng như vậy sao?”, “Thật tình”, “Sau đó thế nào”… sẽ rất hữu ích.
Tổng hợp và xử lý thông tin khi nghe nói
Bạn cần phân tích nhanh, đối chiếu với thông tin đã biết. Hoặc những chỗ nào chưa hiểu rõ thì nên hỏi lại sau khi đối phương đã nói xong. Từ đó, bạn sẽ biết cách đưa ra những lời khuyên, phản hồi hợp lý.
Tập trung vào cuộc nói chuyện, tránh xao nhãng
Nếu muốn cuộc nói chuyện diễn ra tốt đẹp, lắng nghe hiệu quả thì hãy chú ý nguyên tắc này. Việc để ý vào những thứ xung quanh, thiếu tập trung khi gặp gỡ sẽ khiến đối phương khó chịu. Do đó, bạn nên để ý vào cuộc nói chuyện, để điện thoại chế độ rung hoặc âm lượng nhỏ. Việc tìm không gian yên tĩnh, hạn chế xe cộ, nhạc to,… cũng là một giải pháp tối ưu.
Sự sao nhãng thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người nói
Trên đây admin HIC đã giúp các bạn phân tích một số khía cạnh về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc lắng nghe là như thế nào. Và cần làm gì để cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình.
Mời bạn xem thêm các tin tức đào tạo, học tập được cập nhật mới nhất tại đây: https://hic.com.vn/dao-tao/tin-tuc-dao-tao/